Ngộ độc bánh mì tại Vũng Tàu đã có người tử vong

Ngộ độc bánh mì tại Vũng Tàu đã có người tử vong

Ngộ độc bánh mì xảy ra khi bạn ăn phải bánh mì bị nhiễm khuẩn, chứa độc tố, hoặc có thành phần không an toàn.

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến ngộ độc bánh mì bao gồm:

1. Nhiễm khuẩn

  • Vi khuẩn: Bánh mì có thể bị nhiễm các vi khuẩn như Salmonella, E. coli, hoặc Listeria do bảo quản không đúng cách hoặc nguyên liệu bị ô nhiễm.
  • Nấm mốc: Bánh mì để lâu có thể bị mốc, và một số loại nấm mốc sản sinh độc tố (như mycotoxin) gây ngộ độc.

2. Thành phần không an toàn

  • Nguyên liệu kém chất lượng: Bột mì, trứng, sữa, hoặc các thành phần khác nếu bị hỏng hoặc không an toàn có thể gây ngộ độc.
  • Phụ gia độc hại: Một số cơ sở sản xuất sử dụng phụ gia không được phép hoặc hóa chất vượt mức an toàn để cải thiện độ mềm, độ xốp, hoặc tăng hạn sử dụng của bánh.

3. Quy trình sản xuất và bảo quản không đảm bảo

  • Thiếu vệ sinh trong sản xuất (dụng cụ, khuôn, lò nướng bị nhiễm khuẩn).
  • Bảo quản bánh mì trong môi trường nóng ẩm hoặc để quá lâu khiến vi khuẩn và nấm phát triển.

4. Nhiễm độc do độc tố tự nhiên hoặc môi trường

  • Bánh mì bị nhiễm các hóa chất từ môi trường (như thuốc bảo vệ thực vật trong lúa mì) hoặc chứa độc tố tự nhiên (ví dụ: bánh mì mốc có thể chứa aflatoxin).

5. Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm

  • Một số người có thể bị dị ứng với gluten, men bánh mì, hoặc các thành phần khác trong bánh, dẫn đến các triệu chứng giống ngộ độc thực phẩm.

Triệu chứng của ngộ độc bánh mì

  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Sốt, đau đầu.
  • Trong trường hợp nặng, có thể gây mất nước hoặc ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Phòng tránh ngộ độc bánh mì

  • Chọn mua bánh mì từ các cơ sở uy tín, đảm bảo vệ sinh.
  • Kiểm tra hạn sử dụng và tình trạng bánh (không mốc, không có mùi lạ).
  • Bảo quản bánh mì đúng cách: nơi khô ráo, thoáng mát, hoặc trong tủ lạnh.
  • Tránh ăn bánh mì để quá lâu hoặc nghi ngờ bị ôi thiu.

Nếu bạn hoặc người thân nghi ngờ bị ngộ độc bánh mì, hãy đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngày 30/11, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì họp khẩn với Sở Y tế cùng cơ quan, địa phương liên quan đến vụ nghi ngộ độc bánh mì ở tiệm C.B.B.Đ. (phường 7. TP. Vũng Tàu).

Sau khi nghe các cơ quan, đơn vị báo cáo, ông Đặng Minh Thông yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế tích cực điều trị cho các bệnh nhân; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nhanh chóng điều tra , xử lý vụ việc theo đúng quy định.

Lãnh đạo tỉnh và TP. Vũng Tàu thành lập đoàn thăm hỏi, hỗ trợ gia đình nạn nhân tử vong và thăm các bệnh nhận đang điều trị tại các cơ sở y tế.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo giao vụ việc cho cơ quan công an điều tra , làm rõ để xử lý theo quy định.

Quan điểm của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là sẽ xử lý nghiêm, nếu phát hiện sai phạm.

Ngoài ra, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng yêu cầu ngành chức năng liên hệ với cơ quan xét nghiệm mẫu thức ăn để nhanh chóng có kết quả.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đặng Minh Thông cũng yêu cầu các địa phương khẩn trương kiểm tra toàn diện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, có biện pháp xử lý ngay khi có kết quả xét nghiệm từ cơ quan chức năng.

Tính đến 16 giờ ngày 29/11, hệ thống giám sát của ngành y tế Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận tổng số bệnh nhân đến nhập viện điều trị do ăn bánh mì ở tiệm Đ. tại Bệnh viện Vũng Tàu và Trung tâm Y tế Vietsovpetro là 373 người.

Trong số này, có 124 điều trị nội trú (6 ca nặng có tụt huyết áp, sốc) và 249 ca điều trị ổn và xuất viện.

Bệnh nhân là ông T.V.R. (71 tuổi, trú phường 11, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Sau khi xin về ông R. đã tử vong và đang được gia đình lo hậu sự.

Ông R. nhập viện vào lúc 7h45 ngày 28/11 với triệu chứng nôn ói và tiêu chảy. Lúc nhập viện, bệnh nhân này khai nhận sáng ngày 28/11 có ăn bánh mì ở tiệm C.B.

Sau đó có triệu chứng đau bụng, nôn và bị tiêu chảy nhiều lần nên đến bệnh viện khám.

Bệnh nhân này có tiền căn thay van động mạch chủ sinh học cách đây 4 năm, bị tăng huyết áp.

Tình trạng lúc nhập viện cấp cứu là mạch 116 l/phút, huyết áp 120/80 mmHg, nhiệt độ 37,5 độ C, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, tim đều phổi không ran, bụng mềm, ấn đau quanh rốn. ECG là nhịp nhanh xoang, block nhanh P không hoàn toàn.

Bệnh viện Bà Rịa chẩn đoán T/D nhiễm trùng tiêu hoá, rối loạn điện giải, tăng huyết áp, thay van mạch chủ sinh học… Sau đó, bệnh nhân được theo dõi và điều trị dịch truyền kháng sinh…

Đến 16h10 ngày 28/11, bệnh nhân đột ngột tím tái, huyết áp không đo được, mạch không bắt được… Các y bác sĩ đã làm nhiều biện pháp để cấp cứu , nhưng tình trạng sức khoẻ bệnh nhân không tiến triển và trở nặng. Đến 21h30 ngày 28/11, gia đình xin đưa bệnh nhân về nhà.

Tham khảo:  1. Dây chuyền làm bánh mì Việt Nam

                      2 . Kinh nghiệm kinh doanh bánh mì

Quý khách có nhu cầu liên hệ: 0907.922.500 để được tư vấn nhanh nhất.