Bánh mì truyền thống Việt Nam

Bánh mì truyền thống Việt Nam

Bánh mì truyền thống Việt Nam là một loại bánh mì kẹp của Việt Nam với lớp vỏ ngoài giòn tan, ruột mềm, còn bên trong là phần nhân.

Tùy theo văn hóa vùng miền hoặc sở thích cá nhân mà người ta có thể lựa chọn nhiều loại đồ ăn kèm khác nhau.

Ngoài ra tên gọi của bánh cũng phụ thuộc phần lớn vào những biến tấu ấy.

Tuy nhiên, những phiên bản phổ biến nhất vẫn thường chứa chả lụa, thịt, cá hoặc thực phẩm chay, kèm theo một số nguyên liệu phụ khác như pa tê, bơ, rau, ớt, trứng và đồ chua.

Bên cạnh đó, bánh còn có thể dùng chung với nhiều món ăn đa dạng, chẳng hạn như cá mòi, xíu mại hoặc thịt bò kho.

Bánh mì truyền thống Việt Nam được xem như một loại thức ăn nhanh bình dân phổ biến và thường được tiêu thụ vào bữa sáng hoặc bất kỳ bữa phụ nào trong ngày.

Do có giá thành phù hợp nên bánh đã trở thành món ăn rất được nhiều người ưa chuộng.

Về lịch sử, bánh mì có nguồn gốc từ bánh baguette do người Pháp đưa vào miền Nam Việt Nam từ thế kỷ 19.

Trong những thập kỷ tiếp theo, bánh mì dần lan rộng ra khắp Việt Nam, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là ở Sài Gòn.

Người Sài Gòn sau đó đã cải biên chiếc bánh baguette thành ổ bánh mì nhỏ và ngắn hơn, chỉ còn khoảng 30–40 cm, còn ruột bánh thì rỗng hơn để chứa được nhiều nhân, tương tự như món bánh mì kẹp ở phương Tây.

Sau năm 1975, theo chân những cuộc di cư và vượt biển của người Việt, bánh mì Việt Nam đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Món ăn này gần như có mặt ở mọi đất nước có kiều bào Việt Nam sinh sống vì nguyên liệu dễ tìm cũng như cách chế biến đơn giản, phù hợp với nền văn hóa địa phương.

Trong cách gọi thông thường, người Mỹ Anh hóa từ “bánh mì” thành banh mi thay vì gọi là Vietnamese sandwich như những món ăn tương tự.

Nhiều nhà phê bình lẫn giới mộ điệu, chẳng hạn như tờ The Guardian, đã đưa món bánh vào danh sách những loại bánh mì kẹp xuất sắc nhất toàn cầu.

Bên cạnh đó, bánh mì Việt Nam còn là chủ đề chính của một số lễ hội, hội thảo cũng như trong các tác phẩm nghệ thuật.

Ngoài ra, đây cũng là một trong những món ăn làm dấy lên tranh cãi về vấn đề an toàn thực phẩm ở Việt Nam cũng như một vài khu vực khác trên thế giới.

Mở Lò Bán mì bao nhiêu và cần có thiết bị nào ?

Bánh mì là món ăn rất được yêu thích không chỉ ở Việt Nam mà cả nước ngoài.

Để mở lò bánh mì ở Việt Nam cũng tốn khá nhiều chi phí.

Đòi hỏi bạn phải đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh mì hiện đại

Đặc biệt phải có một lò nướng bánh mì và thuê nhân công.

Hãy theo dõi hết bài viết dưới đây để tìm hiểu chi phí mở lò bao nhiêu nhé

BỎ RA CHI PHÍ MỞ 1 LÒ BÁNH MÌ CÓ THU ĐƯỢC LÃI KHÔNG ?

 Chi phí mở 1 lò bánh mì có mang lại lợi nhuận không đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Trên thị trường với giá bán bánh mì mới ra lò được định giá từ 3.000 đồng  – 4.000 đồng/ổ.

Giả sử chi phí bán ra 3.000đ/ổ. Chi phí sản xuất bao gồm 40kg bột mì và các nguyên liệu khác dao động từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng.

Tiêu thụ hết số lượng bánh sản xuất ra thì doanh thu về khoảng 3.000.000 đồng.

Thì biên lợi nhuận thu được khoảng 1.200.000 – 2.000.000 đồng/ ngày.

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH LÒ BÁNH MÌ HIỆU QUẢ, LỢI NHUẬN CAO

  • Nguồn nhân lực

Hiện nay, đã có máy móc thiết bị hỗ trợ đắc lực cho bạn, vì vậy tùy theo mô hình kinh doanh lớn hay nhỏ mà lựa chọn nguồn nhân lực cho phù hợp:

Nhân sự dao động từ: 7.000.000 vnđ/ 1 người

  • Máy móc hỗ trợ cho cơ sở làm bánh của bạn

Thay vì chú trọng vào lực lượng lao động lớn, chiến lược hiệu quả nhất bạn nên tập trung vào thiết bị làm bánh chất lượng và hiện đại.

Việc này không chỉ giảm được chi phí nhân sự mà còn đảm bảo được sự chuẩn xác, đồng đều và nâng cao năng suất.

Về vấn đề đầu tư, nguồn vốn để khởi nghiệp tầm khoảng 100 triệu đến 500 triệu.

Nếu bạn đã có mặt bằng thì không cần tốn chi phí mặt bằng, còn nếu không thì mặt bằng tại TP.HCM dao động 15 – 30 triệu/ tháng, ở các vùng tỉnh lân cận thì thấp hơn.

  • Hình thức bán lẻ tại nhà:

Máy trộn bột 8kg

Lò nướng xoay 6, 8 khay

Tủ ủ bột

Máy chia bột bằng tay

  • Hình thức bán lẻ, bán buôn, số lượng ít

Máy trộn bột: 8 -12 kg

Máy chia bột: chia tay – chia điện

Máy se bột: máy se 1 băng tải, 2 băng tải

Tủ ủ bột: ủ thường hoặc điện

Lò nướng bánh mì: 10 – 12 khay

  • Hình thức kinh doanh tiệm bánh mì chuyên nghiệp

Máy trộn bột: 10 – 16kg

Máy chia bột: chia tay – chia điện

Máy se bột: máy se 2 băng tải, máy se 3 băng tải

Tủ ủ bột: ủ thường hoặc điện

Lò nướng bánh mì: 12 – 32 khay

Đặt ra kế hoạch tài chính cẩn thận trước khi bắt đầu kinh doanh là chìa khóa để giảm thiểu rủi ro.

Một kế hoạch tài chính tỉ mỉ giúp bạn hiểu rõ con số và giảm áp lực khi chính thức bước vào lĩnh vực kinh doanh lò bánh mì.

Với vốn đầu tư và kế hoạch chặt chẽ cho chi phí mở một lò bánh mì bạn sẽ có cơ hội tối ưu hóa lợi nhuận và thành công trong ngành công nghiệp này.

QUY TRÌNH LÀM BÁNH MÌ VỚI 5 BƯỚC

Trộn bột -> chia bột -> se bột -> ủ bột ->nướng bánh mì

Để có tạo ra những ổ bánh mì có hương vị thơm ngon hấp dẫn, đầu tư trang thiết bị máy móc chỉ là một phần thôi,

và phải có sự kết hợp của một người thợ giỏi để kết hợp tạo ra nguồn doanh thu lớn.

Có 3 phương án dành cho bạn

  • Thứ nhất: Bạn đã có tay nghề sẵn hoặc tự học làm bánh để làm thợ chính và thuê thêm 1 – 2 nhân công.
  • Thứ hai: Thuê thợ làm bánh chính bên ngoài và bạn là người hỗ trợ.
  • Thứ ba: Thuê toàn bộ thợ bên ngoài và bạn là người quản lý.

Tuy nhiên, giữa hai ranh giới “Làm Chủ” và “Làm Thuê,” không phải ai cũng có thể vượt qua.

Nếu bạn quyết định trở thành thợ làm bánh, mốc tiếp theo của bạn là trở thành “ông chủ lò bánh mì.”

Điều này đòi hỏi sự bản lĩnh thực sự và khả năng quản lý kinh doanh.

KIẾN AN – CHUYÊN SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP TRỌN BỘ LÀM BÁNH MÌ

Công ty TNHH XNK Kiến An là đơn vị hơn 20 năm trong ngành chuyên sản xuất và cung cấp trọn bộ dây chuyền làm bánh mì

Các thiết bị làm bánh như: lò nướng bánh mì ( sản phẩm được hầu hết cơ sở sử dụng), máy trộn bột, máy chia bột, máy ve bột, tủ ủ bột, tủ hấp bánh bao, tủ hấp chín,v.v.

Các sản phẩm của Kiến An đều được sản xuất nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn ISO 9001, độ bền lên đến hàng chục năm, ít hư hỏng vặt.

Kiến An cũng luôn cập nhật các công nghệ mới hiện đại vào bên trong lò.

Kiến An cũng tự hào là một trong các thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam được khách hàng tin dùng và lựa chọn trong hơn 20 năm qua, các thiết bị làm bánh của Kiến An hầu hết có mặt khắp đất nước Việt Nam.

Không chỉ vậy, Kiến An còn chuyên cung cấp sản xuất ra nước ngoài như Úc, Mỹ, Angola, Đài Loan, Hàn Quốc,…

Các bạn là Kiều Bào muốn kinh doanh làm bánh mì tại nước ngoài thì có thể liên hệ ngay chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và tìm đơn vị vận chuyển đến tận nhà cho bạn.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu sơ lược cho bạn về chi phí mở 1 lò bánh mì và các máy móc thiết bị cần có.

Hy vọng rằng các bạn sẽ tìm cho mình được thiết bị ưng ý nhất. Cần tư vấn và đặt hàng liên hệ 0907.922.500 để nhận ngay tư vấn và báo giá tốt nhất.