Cách bảo quản bánh mì để được lâu hơn

Cách bảo quản bánh mì để được lâu hơn

Để bảo quản bánh mì lâu mà không bị hỏng hoặc mất đi độ giòn, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:

1. Để bánh mì ở nơi khô ráo

  • Đặt bánh mì ở nhiệt độ phòng trong túi giấy hoặc bao vải. Tránh để trong túi nhựa vì hơi nước bị giữ lại làm bánh mì bị ỉu và nhanh mốc.
  • Tránh nơi có độ ẩm cao vì bánh mì sẽ hút ẩm và dễ bị hỏng.

2. Đông lạnh bánh mì

  • Nếu không ăn ngay, bạn có thể cắt bánh mì thành từng lát hoặc để nguyên ổ rồi cho vào túi kín, sau đó đặt vào ngăn đông. Bánh mì có thể được bảo quản trong ngăn đông tới 3 tháng.
  • Khi muốn sử dụng lại, bạn chỉ cần rã đông ở nhiệt độ phòng khoảng 30 phút hoặc nướng lại trong lò khoảng 5-10 phút ở nhiệt độ 180°C.

3. Nướng lại bánh mì trước khi ăn

  • Bánh mì sẽ giòn trở lại nếu bạn nướng nhẹ trong lò nướng hoặc lò vi sóng. Điều này giúp bánh mì lấy lại độ giòn và ngon như mới.

4. Sử dụng giấy bạc khi bảo quản

  • Nếu muốn giữ độ mềm của bánh mì mà không bị khô, bạn có thể bọc kín bánh mì trong giấy bạc. Điều này giúp giữ độ ẩm bên trong bánh.

5. Tránh để bánh mì trong tủ lạnh

  • Nhiệt độ trong tủ lạnh không thích hợp cho bánh mì vì nó sẽ làm bánh khô và cứng nhanh hơn.

Bánh mì nếu không sử dụng ngay thì độ giòn, ngon sẽ giảm dần theo thời gian.

Nhiều người chọn bảo quản thực phẩm này trong ngăn mát của tủ lạnh, nhưng cách làm này sẽ khiến bánh bị khô cứng, khó ăn.

Dưới đây là một số cách bảo quản bánh mì ngon lâu, không bị khô hay mốc.

Bảo quản bánh mỳ bằng khoai tây, táo và cần tây

Khoai tây, táo tươi và cần tây là những nguyên liệu tự nhiên có công dụng hút ẩm cực tốt, rất phù hợp để bảo quản bánh mì.

Trước tiên, bạn thái khoai tây hoặc táo thành lát rồi xếp vào chung với bánh mỳ, sau đó buộc chặt miệng túi lại, để ở nơi thoáng mát.

Với cần tây, bạn cần bỏ gốc, rửa sạch, để ráo nước rồi cũng cho vào túi cùng với bánh mỳ.

Bảo quản bánh mỳ bằng đường nâu

Đường cũng là một nguyên liệu hút ẩm rất hiệu quả. Bạn chỉ cần cho vài viên đường nâu và bánh mỳ vào chung một túi rồi buộc chặt, đặt tại nơi thoáng mát.

Độ ẩm trong túi sẽ bị đường hút hết, giúp cho chiếc bánh mỳ của bạn giữ nguyên hương vị thơm ngon trong 3 đến 5 ngày.

Bảo quản bánh mỳ bằng vải sáp ong, giấy thiếc

Nếu trong nhà có sẵn vải màng bọc sáp ong, bạn chỉ cần đặt bánh mỳ vào rồi cuốn kín. Cách làm này không chỉ giúp bánh mỳ không bị đọng hơi nước mà còn giúp vỏ bánh giòn, ruột bên trong vẫn mềm. Bạn có thể thay thế vải sáp ong bằng giấy thiếc: Cắt giấy thiếc vừa bọc kín miếng bánh mỳ rồi gói lại, sau đó để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Như vậy, bánh mỳ có thể để qua đêm mà không sợ bị mềm hay hỏng.

Bảo quản bánh mỳ bằng cách cách hút chân không

Bạn cũng có thể cho bánh mỳ vào túi zip rồi hút chân không để bảo quản được lâu hơn, tránh tình trạng mốc hỏng. Tuy nhiên, cách này cũng chỉ giữ bánh được giòn trong ngày, vì vỏ bánh rất dễ bị mềm bởi độ ẩm. Khi sử dụng, nếu muốn bánh mì vẫn giòn, bạn cần đem nướng lại trong lò nướng khoảng 5 phút.

Bảo quản bánh mì trong ngăn đá

Một cách bảo quản bánh mỳ để lâu không hỏng, jkhoong ỉu khác là bọc bánh trong hộp hoặc túi kín rồi cất trong tủ đá. Khi sử dụng, bạn cần chờ bánh mỳ rã đông hoàn toàn rồi mới đưa ra khỏi túi.

Cách làm bánh mỳ giòn ngon trở lại sau khi bảo quản

Nếu bánh mì đã để lâu không còn độ giòn, bạn có thể sử dụng nước và than hồng để làm nó trở nên ngon hơn.

Trước hết, bạn cần nhúng bánh mì vào thau nước sạch để làm ẩm, sau đó nướng chúng trên than hồng. Bánh mì sẽ trở nên nóng giòn ngay.

Nếu không sẵn bếp than, bạn có thể sử dụng lò vi sóng hoặc nồi chiên không dầu để nướng bánh mì.

Bạn cũng có thể tận dụng chiếc nồi cơm điện của mình để làm nóng bánh mỳ, giúp chúng trở nên ngon không kém bao nhiêu so với bánh mới ra lò.

Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản: Cho bánh mỳ vào túi nylon, đặt túi vào một cái bát rồi cho vào nồi cơm, bật nút nấu, chờ khoảng 10 phút đến khi bánh mì phồng lên như ý muốn thì tắt nồi và lấy ra.